SUY TIM
1. SUY TIM LÀ GÌ?
Định nghĩa: là tình trạng cơ tim không có khả năng bơm đủ lượng máu (cung lượng tim) để đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể. Nó có thể được phân loại theo nhiều cách.
- Suy thất trái (LVF): triệu chứng của LVF: khó thở kịch phát về đêm, khò khè, ho về đêm có đàm màu hồng do phù phổi.
- Suy thất phải (RVF): triệu chứng của RVF: nguyên nhân thường do LVF hoặc bệnh phổi, phù ngoại biên và cổ trướng.
- Suy tim cung lượng cao và cung lượng thấp. Điều này là do hậu gánh quá nhiều, tiền tải quá mức và chức năng bơm của tim suy.
2. NGUYÊN NHÂN
Bất kỳ nguyên nhân nào gây phá hủy cơ tim đều dẫn đến suy tim.
Ví dụ bao gồm:
- Bệnh động mạch vành
- Tăng huyết áp
- Rung nhĩ
- Bệnh van tim
- Các bệnh cơ tim
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
- Thiếu máu
- Rối loạn nội tiết
- Bệnh tim phổi: đây là do suy chức năng tâm thất phải gây ra bởi bệnh phổi
3. CÁC BIẾN CHỨNG
- Suy thận
- Rối loạn chức năng van tim
- Đột quỵ
4. CẬN LÂM SÀNG
CXR-Xquang ngực: ABCDE
- Phù nề phế nang (Alveolar oedema)
- Đường Kerley B
- Tim lớn (Cardiomegaly)
- Giãn mạch thùy trên (Dilated upper lobe vessels)
- Tràn dịch màng phổi (pleural Effusion)
Siêu âm tim: mục đích là để xác định nguyên nhân và đánh giá chức năng tim.
Điện tâm đồ
Xét nghiệm máu:
- Công thức máu, Chức năng thận, Điện giải đồ, Chức năng gan, Chức năng tuyến giáp, Bộ mỡ
- BNP (brain natriuretic peptide): nó gợi ý cho thấy có bao nhiêu tế bào bị kéo căng. BNP được xem là bảo vệ tim mạch, nó gây cho kênh Na+ ion và H2O thải ra ngoài khi giãn mạch. Khi nồng độ >400 pg/mL (>116pg/mL) được gợi ý là có suy tim.