Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) tấn công gan và có thể gây viêm gan cấp tính và mãn tính. Nhiễm virus viêm gan B mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như xơ gan và ung thư gan. Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao, bệnh lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm bệnh.
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) có khoảng 3000 ca tử vong mỗi ngày do virus viêm gan, cứ 30 giây có một người tử vong do virus viêm gan B hoặc C.
Bên cạnh chức năng loại bỏ độc tố ra khỏi máu, gan còn có khoảng 500 công việc khác quan trọng mỗi ngày. Vì thế, xét nghiệm, điều trị và phòng ngừa viêm gan siêu vi rất quan trọng.
Có 5 chủng virus viêm gan chính: viêm gan A, B, C, D và E. Viêm gan B và C có thể gây ra bệnh xơ gan, suy giảm chức năng gan, ung thư gan và tử vong liên quan đến viêm gan do virus.
Hiện nay viêm gan B là bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine an toàn và hiệu quả.
1. Đường lây truyền Viêm gan B:
Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm bệnh. Virus viêm gan B rất dễ lây, có 3 đường lây của viêm gan B, gồm: đường máu, từ mẹ sang con, đường tình dục.
1.1 Viêm gan B lây từ mẹ sang con:
Đường lây truyền HBV rất đặc biệt, phần lớn xảy ra trong giai đoạn chu sinh hoặc những tháng đầu sau sinh, không lây qua nhau thai, đây là một cách thức lây nhiễm phổ biến và quan trọng nhất.Virus viêm gan B có trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp do đó lây truyền chủ yếu là do trẻ bú cắn vào vú mẹ gây trầy xước, chảy máu dẫn đến lây nhiễm.
1.2 Viêm gan B lây qua đường máu:
- Nếu da hoặc niêm mạc của chúng ta bị xây xước không toàn vẹn mà tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HBV thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao.
- Tái sử dụng kim và ống tiêm: Việc lây truyền bệnh cũng có thể xảy ra thông qua việc tái sử dụng kim và ống tiêm trong môi trường chăm sóc sức khỏe hoặc giữa những người tiêm chích ma túy.
- Nhiễm máu nhiễm bệnh: Nhiễm virus viêm gan B xảy ra trong quá trình y tế, phẫu thuật và nha khoa, thông qua hình xăm hoặc thông qua việc sử dụng dao cạo và các vật tương tự bị nhiễm máu nhiễm bệnh.
1.3 Viêm gan B lây qua đường tình dục:
Viêm gan B có thể truyền nhiễm qua quan hệ tình dục do tiếp xúc với tinh dịch, dịch âm đạo, hoặc máu (nếu có tổn thương da). Khả năng lây nhiễm viêm gan B qua quan hệ tình dục cao hơn so với virus HIV từ 50 – 100 lần. Những hình thức quan hệ tình dục gây tổn thương niêm mạc, chảy máu sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, bao gồm: Quan hệ tình dục qua miệng, qua hậu môn, quan hệ đồng giới nam, quan hệ với nhiều bạn tình, hoặc với người hành nghề mại dâm.
2. TIÊM NGỪA VACCINE VIÊM GAN B:
Tiêm vaccine viêm gan B giúp ngăn ngừa nhiễm virus HBV cùng các biến chứng của bệnh, nhất là suy gan và xơ gan.
Đối với trẻ lớn và người lớn trước khi tiêm vaccine viêm gan B nên làm xét nghiệm HBsAg và Anti HBs để xác định xem cơ thể đã bị viêm gan B hay đã có kháng thể kháng lại virus HBV chưa. Nếu kết quả xét nghiệm đưa ra HBsAg dương tính đồng nghĩa với việc đã nhiễm virus viêm gan B thì việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả. Nếu cả hai xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, tức là chưa mắc bệnh và cần tiêm vaccine để phòng bệnh.
Liên hệ tư vấn và đặt lịch ngay:
CƠ SỞ 𝐗𝐄́𝐓 𝐍𝐆𝐇𝐈𝐄̣̂𝐌 𝐘 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐌𝐄𝐃𝐈𝐋𝐀𝐁
Hiểu điều sức khỏe muốn nói
Thời gian làm việc : Từ thứ 2- Chủ nhật : 6a.m – 20p.m
Hotline: 0274.222.0039 – 0916.886.291. Tư vấn: 0792 118 222
Địa chỉ : 139, Phạm Ngọc Thạch, P. Hiệp Thành, Tp Thủ Dầu Một, Bình Dương.