TẦM SOÁT UNG THƯ DẠ DÀY
Ung thư dạ dày là loại ung thư bắt nguồn từ niêm mạc dạ dày, và được cho là có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa.
Đa số các bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày đến khi có biểu hiện rõ ràng đều ở giai đoạn muộn. Vì vậy, tầm soát ung thư nói chung và tầm soát ung thư dạ dày nói riêng định kì ngay khi cơ thể khỏe mạnh luôn được các bác sĩ đặc biệt khuyến khích.
Những ai cần tầm soát ung thư dạ dày?
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ung thư dạ dày, các nhà khoa học mới xác định được các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày. Đây cũng là đối tượng hướng tới của các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày
– Người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi (từ trên 50 tuổi)
– Những người có thói quen hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn
– Những người có triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa kéo dài như đau bụng, đầy hơi, ợ hơi,…
– Những người mắc nhiễm vi khuẩn HP.
– Những người mắc viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính.
– Người đã từng làm phẫu thuật dạ dày trước đó.
– Người có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày, bệnh đa polyp tuyến di truyền và ung thư trực tràng không đa polyp.
Nhưng biểu hiện của ung thư dạ dày
– Sụt cân bất thường đi kèm đau bụng, khó tiêu kéo dài
– Đau bụng tại vùng thượng vị
– Chán ăn
– Đầy bụng sau ăn
– Nôn ra máu
– Đi ngoài phân đen
Các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày
– Nội soi dạ dày: Ống nội soi được đưa qua miệng( hoặc mũi) qua thực quản tới dạ dày để quan sát trực tiếp hình thái dạ dày, các tổn thương và có thể sinh thiết qua ống nội soi nếu bạn có tổn thương nghi ngờ.
– Chất chỉ điểm khối u( CA 72-4, CEA, CA 19-9) trong máu: được dùng để phối hợp với các phương pháp trên trong tầm soát ung thư dạ dày.
Việc tầm soát ung thư dạ dày định kỳ là rất quan trọng, bởi dù không thể chẩn đoán 100% kết quả về ung thư, nhưng nó sẽ cho phép phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để nghi ngờ sự tồn tại của tế bào ung thư.
𝐓𝐑𝐔𝐍𝐆 𝐓𝐀̂𝐌 𝐗𝐄́𝐓 𝐍𝐆𝐇𝐈𝐄̣̂𝐌 𝐘 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐌𝐄𝐃𝐈𝐋𝐀𝐁