ĐẶT LỊCH

Vi khuẩn hp tồn tại trong lớp màng nhầy của dạ dày tá tràng, chúng có thể yên vị ở đó không gây hại gì nhưng khi gặp “thời cơ” như độ ph dạ dày mất ổn định, sức đề kháng cơ thể kém,… khuẩn hp sẽ nhanh chóng phát triển và tấn công vào trong niêm mạc bao tử gây nên các vết loét. Các bệnh đường tiêu hóa do vi khuẩn hp thường gặp là viêm đau dạ dày, loét và chảy máu trong dạ dày và nguy hiểm nhất là ung thư hóa. Chưa hết, vi khuẩn này còn có thể làm hại đến các bộ phẫ xung quanh và dẫn đến bệnh tiêu đường, mạch vành hay nhồi máu cơ tim.

1. Triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp gây bệnh dạ dày

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP (Heclicobacter pylori)

– Xâm nhập vào bao tử con người chủ yếu qua đường ăn uống, lây nhiễm sau đó khuẩn này sẽ trú ngụ trong lớp màng nhầy của dạ dày, màng nhầy có chức năng bảo vệ dạ dày.

– Khi đã tìm được nơi ở lý tưởng chúng sẽ tiết dịch làm chức năng tăng tiết axit của dạ dày bị rối loạn đồng thời làm suy yếu chức năng bảo vệ của màng nhầy. Lúc này lớp niêm mạc nằm ngay dưới màng nhầy sẽ bị ăn mòn bởi chính axit dạ dày.

Để phát hiện ra vi khuẩn hp trong dạ dày, bác sĩ sẽ dùng những cách như tiến hành thử máu, kiểm tra hơi thở, nội soi hoặc thử mẫu phân bệnh nhân.

Triệu chứng bệnh dạ dày do vi khuẩn hp

– Bị đau bụng nhất là đau vùng thượng vị. Ngoài cảm giác đau quặn thắt bệnh nhân còn tháy nóng rát, cơn đau khó chịu này xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào nhưng thường bị nhất ngay sau khi dùng bữa hoặc lúc giữa đêm.

– Tuy bụng đói nhưng vẫn cảm giác căng chướng hơi, tức bụng.

– Lâu sau khi ăn vẫn thấy thấy cơ thể ì ạch, nặng nề do thức ăn không được tiêu hóa hoặc tiêu hóa chậm.

– Ít khi cảm thấy đối bụng, mỗi lần dùng bữa cúng chỉ ăn với lượng nhỏ.

– Hay bị ợ nóng với ợ hơi kèm theo khó tiêu hóa.

– Bình thường bỗng cảm giác đau vùng bụng trên rốn, sau khi dùng bữa lại càng đau hơn.

– Có biểu hiện bị rối loạn tiêu hóa.

– Lúc ăn thì thấy khó nuốt, ăn xong thì thấy buồn nôn, có khi bị nôn.

– Có dấu hiệu bị giảm cân rõ rệt.

Khi có những dấu hiệu trên chứng tỏ bạn bị bệnh lý về dạ dày do vi khuẩn hp gây ra, những lúc này bệnh tình còn nhẹ. Nếu bệnh tiến triển xấu hơn, bệnh nhân còn có thêm những triệu chứng sau:

– Tần suất bị đau bụng tăng lên nhiều lần và mức độ cũng nặng nề hơn. Có người còn bị đâu tới mức chảy mồ hôi hột, xây xẩm mặt mày.

– Không màng đến chuyện ăn uống, khó khăn khi nuốt thức ăn, ăn xong thì bị đau bụng.

– Bị nôn ói thường xuyên hơn, có nôn ra chất thẫm màu, gần như đen. Đó có thể chính là máu đông từ vết loét dạ dày.

– Đi đại tiện phân có dính máu hoặc phân đen, nếu lấy lượng máu kèm theo nhiều cần hết sức lưu ý, vì đây là cảnh báo xuất huyết bao tử nghiêm trọng hoặc bị thủng dạ dày.

Các quy trình xét nghiệm hp dạ dày dương tính

– Phương pháp xét nghiệm máu: bằng việc dựa vào kết quả máu của bạn có kháng thể HP hay không bác sĩ sẽ rút ra kết luận tuy nhiên đây không phải là phương pháp tối ưu nhất. Kháng thể HP có trong máu suy giảm quá chậm dẫn đến trường hợp vi khuẩn đã tiêu diệt hết nhưng kết quả kiểm tra nồng độ kháng thể HP vẫn còn.

– Quy trình của phương pháp Clo – Test: dùng hóa chất để thử nghiệm, bằng phương pháp nội soi bác sĩ sẽ có được mẫu thử của bệnh nhân. Tiến hành cho mẫu thử tiếp xúc với hóa chất đã chuẩn bị, nếu có hiện tượng đổi màu chứng tỏ dương tính với khuẩn hp.

– Quy trình của phương pháp test hơi thở: đây là một biện pháp cho hiệu quả chuẩn đoán chính xác cao lên tới 98% nên được sử dụng hầu hết ở các bệnh viện lớn nước ta. Tuy nhiên đối tượng là thai phụ hoặc bà mẹ đang cho con bú không được thực hiện quy trình xét nghiệm HP này. Những người còn lại cần ngưng dùng các loại thuốc kháng sinh trong vòng 1 tháng trước khi được tiến hành test.

Bước 1: Bệnh nhân được cho uống thuốc Ure 14c 1 viên.

Bước 2: Cần ngồi trong vòng 15 phút để thuốc có hiệu quả.

Bước 3: Tiến hành kiểm tra hơi thở, bệnh nhân thổi liên tục vào thẻ xét nghiệm trong vòng 3 đến 5 phút.

Bước 4: Nhờ vào thiết bị chuyên dụng bác sĩ rút ra được kết luận.

– Phương pháp xét nghiệm nước bọt, nước tiểu hoặc phân của người bệnh:tiến hành lấy mẫu vạt rồi đem đi xét nghiệm, cách này không được dùng nhiều vì những hạn chế nhất định, chẳng hạn như độ nhạy của phản ứng không cao, giá thành tương đối lớn, các bước thực hiện phức tạp.

2. Cách điều trị vi khuẩn hp dạ dày

Chủng vi trùng HP rất khó tiêu diệt, chúng có khả năng kháng lại kháng sinh cao nên bệnh nhân bị bệnh dạ dày mãn tính do vi khuẩn gây ra thường mất rất nhiều thời gian để trị liệu. Thông thường cần kết hợp nhiều loại thuốc với tính chất dược tính khác nhau để HP không kháng thuốc được. Tùy theo tình trạng bệnh tình mà có phác đồ điều trị vi khuẩn hp dạ dày cụ thể. Chẳng hạn những người bị viêm loét dạ dày  không chỉ uống thuốc diệt khuẩn mà cần cần hợp các thuốc với công hiệu chống viêm, chữa lành vết loét và thành phần kháng tăng tiết dịch tiêu hóa.

Loại bỏ vi khuẩn hp rất khó khăn, nhiều tường hợp chỉ loại bỏ được một phần nên bệnh viêm loét dạ dày vẫn tái phát sau thời gian ngắn. Muốn kết quả điều trị tốt nhất người bệnh cần thực hiện đúng phác đồ điều trị theo hương dẫn của bác sĩ đồng thời cần chỉnh lại cách ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp.

Dùng thuốc và nhớ các qui tắc sau để chữa vi khuẩn hp dạ dày hiệu quả.

– Có thời gian ăn uống cố định, không đợi quá đói mới dùng bữa và cũng không nên ăn quá no.

– Cần có biện pháp giữ gìn sức khỏe hợp lý, sau giờ làm việc cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đang hoàng.

– Những thực phẩm sau cần kiêng kị tuyệt đối: thức ăn có nhiều dầu mỡ, nhóm thức uống có chứa chất gây nghiện, chất cồn, chất kích thích, thuốc lá cũng cần tránh xa hoàn toàn.

– Khi đang dùng thuốc theo phác đồ điều trị vi trùng hp thì tuyệt đối không tự ý uống thêm bất cứ loại thuốc giảm đau hay kháng viêm nào khác. Những nhóm thuốc còn lại cũng cần hạn chế tối đa.

– Chỉ ăn uống khi thức ăn đã được nấu chín, nước đã đun sôi. Khẩu phần ăn hằng ngày nên tăng cường các loại hoa quả, giảm thiểu lượng dầu mỡ và các món chua cay. Nhai kĩ nuốt chậm, nấu nhừ thức ăn cho dễ tiêu hóa.

3. Nguồn gốc lây nhiễm vi khuẩn HP và phòng tránh chúng

Những căn bệnh gây ra bởi  vi khuẩn phần lớn đều có khả năng lây nhiễm, bệnh về dạ dày cũng không ngoại lệ. Vi khuẩn HP có thể lây truyền do:

– Quá trình ăn uống, sinh hoạt chung với người có bệnh: người trong gia đình ăn cơm chung với nhau không có gì lạ nhưng nếu có người thân mang vi khuẩn hp trong người thì nên cẩn thận. Vi khuẩn có thể lây cho  người khác qua đường nước bọt do gắp thức ăn cho nhau, cử chỉ thân mật.

– Sử dụng nguồn nước, thức ăn có nhiễm khuẩn: đây cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày do khuẩn hp hay gặp nhất. Việc dùng nước sinh hoạt lấy từ sông, hồ, ao, suối chưa qua xử lý khiến nhiều nhiều bị mắc bệnh mà không biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0916 886 291